Thursday, December 27, 2018

Con có thể vẽ tranh trừu tượng chứ mẹ?

Trong thế giới mỹ thuật, các bé có thể thỏa sức sáng tạo, phát triển bản thân: như rèn luyện khả năng tư duy hình vẽ màu sắc, khả năng quan sát, khả năng thể hiện cảm xúc qua tranh, rèn luyện sự khéo léo của đôi tay cũng như trau dồi cho trí nhớ và trí tuệ thêm sáng suốt. Tranh trừu tượng cũng là 1 loại tranh và nó có thể giúp các bé phát triển tất cả những điều đó. Trong bài viết sau đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu đôi chút về nghệ thuật vẽ tranh trừu tượng, cách tranh trừu tượng ảnh hưởng đến cảm xúc, tâm tư của trẻ cũng như làm cách nào để hướng dẫn trẻ vẽ tranh trừu tượng thành công nhé!

Định nghĩa về tranh trừu tượng

Theo từ vựng Hán-Việt, trừu có nghĩa là rút ra còn tượng thì mang ẩn ý là hình ảnh từ một vật. Như thế, trừu tượng có nghĩa đen là rút hình ảnh ra hay hình ảnh được rút ra. Theo cách hiểu phổ biến nhất hiện nay thì tranh trừu tượng là loại tranh trong đó hình ảnh các vật cụ thể trong thế giới vật chất (như người, vật, cây cối, sông, núi v.v.) sẽ không được vẽ đến trong tranh. Thay vào đó, hội hoạ trừu tượng  là thứ hội hoạ trong đó chỉ còn “hình” mà không còn “tượng”. Hiểu một cách đơn giản là trong một bức tranh trừu tượng họa sĩ vẽ ra một bố cục gồm các mảng màu, đường nét, hình khối, mà không có mục đích nhằm diễn tả hay vẽ lại hay mô phỏng bất cứ một vật nào của thế giới vật chất khách quan mà chúng ta thường thấy. Hình ảnh trong tranh trừu tượng thậm chí là những hình ảnh vẽ lại từ những giấc mơ, không thể hiện bất cứ một vật thể nào tồn tại trong thế giới khách quan.

Xem thêm: https://nguyendinhdang.wordpress.com/2012/11/12/ban-ve-hoi-hoa-truu-tuong/

Định nghĩa về tranh trừu tượng

Các loại tranh trừu tượng

Tranh trừu tượng có thể được phân loại theo các trường phái, chủ nghĩa. Có tất cả 4 trường phái tranh trừu tượng là: Surrealism – Chủ nghĩa siêu thực, Dadaism hay Data, Cubism – Chủ nghĩa lập thể và Fauvism – Trường phái dã thú. Sau đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về đặc điểm của từng trường phái một.

Surrealism – Chủ nghĩa siêu thực

Nghệ thuật siêu thực là một trào lưu  nghệ thuật ở thế kỷ XX, khơi nguồn từ thủ đô Paris của Pháp. Chủ nghĩa siêu thực của tranh trừu tượng là loại tranh luôn cố gắng diễn tả tiềm thức bằng cách vẽ lại, phác họa lại các vật thể và sự việc như họ thấy trong những giấc mơ. Siêu thực là một trào lưu nghệ thuật rất rộng bao gồm nhiều loại hình của nghệ thuật khác nhua. Bắt đầu từ thơ, lan tỏa tới mỹ thuật rồi tiếp đến điện ảnh, tiểu thuyết.

Trong hội họa, trường phái Siêu thực (Surrealism) là xu hướng nghệ thuật có nguồn gốc từ chủ nghĩa Tượng trưng và phân tâm học, xem trọng phi lý tính hơn cái lý tính. Theo như khuynh hướng này thì mục đích lớn nhất là nhằm giải phóng con người khỏi mọi xiềng xích xã hội, xóa bỏ những gò bó bởi lý trí, logic học, luân lý, mỹ học và tôn giáo đương thời. Các bức tranh của những họa sĩ Siêu thực ghi chép tất cả những trạng thái tâm lý biến đổi trong tiềm thức, không phân biệt đó là sự thật mắt thấy tai nghe hay là hình ảnh trong mơ, không thực, tỉnh hay điên, đúng hay sai.

Với trường phái hội họa này, những chủ thể rất đời thường sẽ được đặt sau một bức màn bí ẩn, hoặc hùng vĩ, khiến cho bức tranh mang một hơi thở mới, ý nghĩa mới, như muốn nói lên những sự vật hiện thực trong trạng thái không thực. (Theo Bách khoa Tự điển triết học).

Thể loại tranh trừu tượng theo trường phái siêu thực không chỉ đơn giản là copy lại y chang đồ vật hơn nữa đây chỉ là một kĩ thuật rất nhỏ để có được một bức tranh siêu thực thực thụ. Chính vì thế đây là một trường phái tranh khá khó hiểu với trẻ em. Tuy nhiên, việc hướng dẫn bé vẽ tranh theo trường phái này vẫn có tác dụng to lớn cho tư duy sáng tạo trong hội họa của bé. Bạn có thể khơi gợi khả năng sáng tạo mỹ thuật của bé thông qua việc hướng dẫn bé vẽ bắt chước theo hình ảnh có thật hoặc hướng dẫn bé vẽ lại những hình ảnh trong giấc mơ của mình cũng là cách giúp bé phát triển tư duy nghệ thuật khá tốt.

Tham khảo nguồn: https://baomoi.com/hoi-hoa-sieu-thuc-khong-don-gian-nhu-nguoi-ta-nghi/c/23898915.epi

Bạn cũng có thể tìm hiểu chi tiết về chủ nghĩa siêu thực tại nguồn: http://designs.vn/tin-tuc/truong-phai-nghe-thuat-sieu-thuc_216428.html#.W_fhf-gzbIU

Các loại tranh trừu tượng

Dadaism (Data)

Dadaism hay Dada là một phong trào nghệ thuật tự do với chủ trương bác bỏ giá trị xã hội, chính trị và văn hóa ở thời điểm nhất định. Phạm vi của chủ nghĩa này rất rộng bao gồm cả nghệ thuật, âm nhạc, thơ ca, phim ảnh, vũ điệu và cả yếu tố chính trị.

Trong hội họa, Dada không giống như bất kì loại hình tranh trừu tượng nào khác như trường phái lập thể – Cubism hay trường phái dã thú – Fauvism; nó là một phong trào phản đối được thể hiện qua hình vẽ để chống lại chính quyền. Nội dung của trường phái này chính là vũ khí chống lại chế độ cầm quyền bằng những khẩu hiệu và hình ảnh về hành động bạo lực vì thế đây là thể loại tranh trừu tượng không tốt cho trẻ em, cũng như không phổ biến ở thời bình thường chỉ có trong lịch sử.

Tham khảo thêm nguồn: https://idesign.vn/graphic-design/dadaism-su-noi-loan-cua-nghe-thuat-phan-1-81703.html

Các loại tranh trừu tượng

Cubism – Chủ nghĩa lập thể

Chủ nghĩa Lập thể là một trường phái nghệ thuật thị giác công phá nền nghệ thuật trong phạm vi rộng rãi của thế kỷ XX, được sáng lập bởi Pablo Picasso và Georges Braque tại thủ đô Paris hoa lệ ở Pháp từ 1907 đến 1920. Phong cách Lập thể nhấn mạnh vào hình phẳng 2D, loại bỏ những kỹ thuật vẽ truyền thống về công đoạn phối cảnh và bác bỏ lý thuyết nghệ thuật từ xa xưa vốn đề cao sự bắt chước tự nhiên. Những họa sĩ phái Lập thể không hề bị lệ thuộc hay bó buộc vào việc sao chép hình dáng, cấu trúc bề mặt, màu sắc hay không gian mà họ có cách riêng của họ đó là vẽ hiện thực hay miêu tả đối tượng đó là vẽ sau khi đối tượng đã bị phân chia thành nhiều mảng với nhiều phương diện từ nhiều góc độ được biểu hiện cùng một lúc.

Đây cũng là một mảng nghệ thuật rất phù hợp để phát triển tư duy mỹ thuật của các bé, giúp các bé tăng khả năng quan sát, nhìn hình ảnh dưới nhiều góc độ khác nhau từ đó tư duy ngày một sáng tạo hơn.

Tham khảo thêm nguồn: http://designs.vn/tin-tuc/chu-nghia-lap-the-la-gi-_15761.html#.W_feQugzbIU

Các loại tranh trừu tượng

Fauvism – Trường phái dã thú

Trường phái Dã thú của tranh trừu tượng là một trào lưu nghệ thuật xuất hiện đầu tiên ở Pháp và chỉ tồn tại vào thế kỷ XX khoảng những năm đầu của thế kỉ. Tuy nhiên, ảnh hưởng của phái Dã thú đối với sự phát triển hội họa hiện đại cũng như nghệ thuật tạo hình là cực kì to lớn. Những tìm tòi của các danh họa của chủ nghĩa Dã thú chính là nền tảng đầu tiên, lập tiền đề cho sự ra đời của nghệ thuật Lập thể và Trừu tượng sau này.

Đặc trưng hội họa phái Dã thú là ở việc phối màu cực kì táo bạo và cách tạo hình không còn dính dáng tới tư tưởng kinh viện. Về màu sắc, đó là sự nổi loạn với những sắc đỏ, xanh cobalt, xanh lá cây, vàng nguyên chất sáng chói, rực rỡ. Chủ nghĩa Dã thú nhấn mạnh vào sự thể hiện của màu sắc, dùng màu với cường độ cao nhất để tạo ra sức biểu cảm lớn. Về tạo hình, trường phái Dã thú không còn phụ thuộc tuyệt đối vào nguyên tắc giải phẫu, vào phối cảnh, vào tỉ lệ thực và tả chân, thậm chí ngay cả sự hợp lý của ánh sáng cũng có sự thay đổi. Thay vào đó, chủ trương giải phóng hình thức bằng những nét bút mạnh mẽ, kích động và dữ dằn; đơn giản hóa đường nét để phát hiện ra cá tính, bộc lộ tối đa dạng tình cảm của họa sĩ.

Với kiểu vẽ này, bé sẽ không còn bị bó buộc vào hình vẽ có sẵn trong tự nhiên mà có thể thỏa sức thể hiện cảm xúc ý tưởng của mình trên giấy, phát triển cả tư duy về hình ảnh lẫn cách giải tỏa cảm xúc theo cách lành mạnh nhất là thông qua tranh vẽ.

Tham khảo thêm nguồn: http://designs.vn/tin-tuc/chu-nghia-da-thu-la-gi-_15741.html#.W_fe0-gzbIU

Các loại tranh trừu tượng

Ảnh hưởng của tranh trừu tượng đến cảm xúc, tâm lý trẻ

Tác dụng lớn nhất của tranh trừu tượng tới cảm xúc và tâm lý của trẻ đó chính là: kích thích ở trẻ tâm lý tìm tòi sáng tạo, rèn luyện cho trẻ một tư duy xâu chuỗi và cách thể hiện cảm xúc qua bức tranh từ đó giúp bé giải tỏa cảm xúc vui buồn một cách lành mạnh nhất.

Tham khảo nguồn: http://song.ecopark.com.vn/nghe-thuat-ecopark/tranh-truu-tuong-cua-tre-em-tai-sao-khong/

Ảnh hưởng của tranh trừu tượng đến cảm xúc, tâm lý trẻ

Ngoài công dụng trên, tranh trừu tượng cũng là một loại tranh nói chung sẽ giúp trẻ: Rèn luyện trí nhớ, tăng khả năng quan sát và phát huy cảm xúc, hướng cảm xúc vào những điều tích cực, sáng tạo, rèn luyện đôi tay khéo léo và giúp trẻ cân bằng tâm lý, cảm xúc trong cuộc sống…

Tham khảo thêm nguồn: https://baomoi.com/tre-hoc-ve-mang-lai-nhung-loi-ich-tuyet-voi/c/20424339.epi

Cách giúp trẻ làm quen với tranh trừu tượng

Dưới đây Yêu Tranh xin gửi tới bạn những lời khuyên của danh họa Mai Đại Lưu khi cho con làm quen với tranh trừu tượng:

  • Đừng can thiệp quá sâu hay hướng dẫn quá chi tiết việc vẽ tranh của con, bởi tranh trừu tượng là tranh được tạo ra bởi cảm cảm xúc cá nhân dẫn đường.
  • Chuẩn bị sẵn sàng các dụng cụ vẽ cần thiết cho các con và để các bé tự mình vẽ. Các dụng cụ bạn sẽ cần chuẩn bị cho bé bao gồm: toan vẽ, bút vẽ, màu, và bảng pha màu.
  • Cho các con sử dụng màu acrylic. Loại màu này có ưu điểm rất lớn đó chính là có thể dùng nước để pha loãng, phù hợp với môi trường tự nhiên ở Việt Nam, nhanh khô và không bị mốc. Các màu cơ bản thường dùng là: xanh lam, đỏ cờ, hồng cánh sen hay tím.
  • Bố mẹ nên hướng dẫn các con trải toan khi vẽ. Bảng pha màu sẽ được dùng để lấy màu, pha trộn màu. Nên dạy các bé là định dùng màu nào thì chỉ lấy màu đấy, dùng xong mới được dùng sang màu khác. Tuy nhiên nếu bé không làm được thì đừng ép bé quá.
  • Bố mẹ cũng nên yêu cầu các con rửa sạch bút trước khi chuyển sang màu mới, tránh màu sắc lẫn lộn lại đâm hỏng cả bảng màu.
  • Động viên các con thoải mái để bút di chuyển trên tấm toan thay vì chỉ vẽ theo một đường duy nhất.
  • Hội họa thường chú trọng về điểm nhìn và bố cục. Tuy nhiên, bạn không được quên bức tranh của con bạn là của một bức tranh của bé mới chỉ 5 tuổi nên hãy để bé vẽ một cách tự nhiên. Sự can thiệp lớn nhất của bạn cũng chỉ nên là khuyến khích con vẽ thêm, tô thêm màu cho bức tranh.
  • Tham khảo nguồn:

http://song.ecopark.com.vn/nghe-thuat-ecopark/tranh-truu-tuong-cua-tre-em-tai-sao-khong/

Trên đây là những thông tin do Yêu Tranh tổng hợp để đáp ứng nhu cầu thông tin cho quý khách, hy vọng những thông tin này của chúng tôi có thể giúp ích cho bạn trong việc hướng dẫn các bé vẽ tranh trừu tượng để phát triển tư duy và cảm xúc. Trân trọng!!!

Bài viết Con có thể vẽ tranh trừu tượng chứ mẹ? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày YeuTranh.vn.



from YeuTranh.vn http://bit.ly/2SiuiOt
via Con có thể vẽ tranh trừu tượng chứ mẹ? #yeutranh #tranhphongkhach #tranhphongngu #tranhtrangtri

No comments:

Post a Comment